Cúng giao thừa như thế nào trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022
29/12/2021 356 lượt xem
Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, thời khắc quan trọng nhất của Tết Nguyên Đán là đêm giao thừa. Mỗi năm sẽ có các vị thần khác nhau, tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tý đến năm Hợi luân phiên xuống cai quản hạ giới. Vào thời điểm này mọi gia đình đều bày cỗ cúng Tổ Tiên ở trong nhà và cỗ cúng ngoài trời để cúng các quan Thần Linh. Từ đó, tục lệ cúng giao thừa trở thành nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh Việt.
Cúng giao thừa thế nào?

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước

Theo tục lệ dân gian, thực hiện lễ cúng ngoài trời tiễn Ngài Hành khiển cũ đón Ngài Hành khiển mới trước, sau đó mới đến cúng giao thừa trong nhà.

Cúng giao thừa trong khoảng thời gian nào?

Giao thừa được tính từ 23h đêm 30 tết đến 1h sáng ngày mùng 1 tết. Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần được thực hiện trong khoảng thời gian từ 23h đêm ngày 30 tết. Sau khi cúng ở ngoài trời, vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới tức 12h đêm ( hay còn gọi là 0h) tất cả các thành viên trong gia đình ăn mặc chỉnh tề đứng nghiêm trang trước ban thờ, khấn xin Thần Phật, Tổ Tiên phù hộ độ trì trong năm mới được sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì ?

Dân gian quan niệm mâm cúng ngoài trời cần chuẩn bị chu đáo, trang trọng nhưng quan trọng nhất chính là lòng thành kính của gia chủ. Mâm lễ không cần nhiều món mặn cầu kì bởi công việc bàn giao tiếp quản của các quan trong thời khắc giao thừa diễn ra rất nhanh chóng. Các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến tiếp nhận lòng thành của chủ nhà.

Mâm cỗ cúng ngoài trời thông thường người dân sẽ chuẩn bị các lễ vật như sau:

1 con gà trống tơ luộc buộc cánh tiên, miệng ngậm bông hoa hồng đỏ ( có thể thay bằng thịt chân giò lợn luộc nếu năm đó là năm Dậu ), xôi gấc, hoa quả, trầu cau, hũ gạo muối ( khi lễ sẽ cắm hương nhang vào hũ gạo này ), trà ,thuốc,bia rượu, bánh kẹo, mứt tết, nến, đèn, hoa tươi đặc biệt phải có hương nhang sạch. Ngoài ra, cần chuẩn bị bộ quần áo mã, mũ giầy quan Thần Linh. Vàng thỏi loại đóng 1000 nén, 1 lễ tiền quan, không cúng tiền âm phủ. Khi cúng gia chủ thắp đèn, nến, rót trà, rót rượu, thắp 9 nén hương rồi khấn vái trước án.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trên ban thờ gia tiên
Vì sao mâm cỗ cúng Tết cổ truyền không có thịt bò?
Mâm cỗ cúng giao thừa trên ban thờ gia tiên được chuẩn bị cầu kì hơn mâm cỗ ngoài trời. Với quy tắc các món là “ bốn bát sáu đĩa” hoặc “ tám bát tám đĩa “ với những gia đình có điều kiện. Tuy nhiên dân gian có câu “ tùy tiền biện lễ “ tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình mà sửa soạn bày biện mâm lễ miễn sao có lòng thành tâm là được. Ví dụ như: canh măng khô ninh móng giò, canh bóng ngũ vị, miến nấu lòng gà, cơm trắng, xôi gấc, nem rán, bánh trưng, thịt đông, giò lụa hoặc giò xào, gà luộc, rau,…

Ngoài ra, mâm lễ không thể thiếu mâm ngũ quả, cành hoa đào, bia rượu, bánh kẹo, hương nhang sạch, trà, mứt tết, trầu cau, tiền vàng mã, riêng sớ cúng trong nhà có thể có hoặc không.
Gà cúng đêm giao thừa

Gà cúng đêm giao thừa theo dân gian truyền lại phải là gà trống choai chưa đạp mái mới le te gáy,với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết. Dân gian thường có tục sau khi dâng cúng sẽ xem chân gà để xem hung cát cho năm sau. Chân gà chụm lại các ngón không chỉa hay xòe ra là tốt.

Liên hệ Hỗ trợ chăm sóc khách hàng tại:

Hương Trầm Thiên Lộc – Hương sạch cho người Việt
Hotline      : 0942.626.569 – 0948.118.406
Địa chỉ       : Tòa Summer 2, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Email       : Thienlocherbal@gmail.com
Website   : www.huongtramthienloc.com