Tảo mộ dịp cuối năm - Phong tục truyền thống của người Việt
29/12/2021 446 lượt xem
Cuối năm - Thời điểm bận rộn nhất trong năm, bên cạnh việc cần mua sắm, sửa sang và dọn dẹp nhà cửa đón xuân, nhiều người còn tất bật lo toan công việc quà biếu nội, ngoại và các mối quan hệ. Nhưng dù có bận bịu tới đâu thì người dân Việt cũng không quên phong tục dâng hương tảo mộ cuối năm. Công việc này trước là để cảm tạ các chư vị tôn thần cai quản nghĩa trang của người thân, sau là dâng hương đón các vong linh người thân đã khuất trong gia đình về nhà đón Tết Nguyên Đán.
 
Ý nghĩa của lễ tảo mộ cuối năm là gì?

Tảo Mộ hay Tạ Mộ là một phong tục truyền thống trong dịp cuối năm Âm Lịch của người     Việt Nam. Việc này diễn ra tại các nghĩa trang để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, có ý nghĩa tri ân ông bà, tổ tiên trong gia đình đã phù hộ độ trì đem lại bình an, may mắn cho con cháu nơi dương thế suốt thời gian trong năm.

Không chỉ thể hiện lòng hiếu thuận đối với những người thân đã khuất, còn là cách để con cháu cầu mong các chư vị tôn thần, quan thần linh bản địa cai quản nghĩa trang phù hộ cho vong linh người thân quyến đang nương nhờ đất đó được an lạc và mộ phần không bị ngoại quỷ vô danh có tham vọng chiếm đoạt.

Đây cũng là một nghi thức nhằm giáo dục con cháu đời sau về lòng hiếu thảo, ghi nhớ công ơn, tưởng nhớ tới những người thân đã khuất.

Nghi thức lễ tảo mộ cuối năm

Các bước chuẩn bị khi dâng hương nhang tảo mộ để đạt được kết quả tốt qua đó cầu được phúc an tài lộc, vạn sự may mắn cho gia đình trước dịp năm mới.

Chọn ngày tảo mộ cuối năm

Thời gian tảo mộ được diễn ra từ ngày 24 tết đến 30 tết âm lịch, tùy theo sự sắp xếp của từng gia đình hoặc dòng họ. Theo quan niệm dân gian lễ tảo mộ với sự có mặt đông đủ của con cháu, gia đình sum họp cùng nhau lau dọn chỉnh trang mộ phần gia tiên là điều hoan hỷ, tỏ lòng thành kính tới người đã khuất. Chính vì vậy nhiều gia đình chọn hoặc hẹn ngày có sự góp mặt đông đủ nhất của mọi người để cùng nhau đi tảo mộ.

Các công việc chính khi đi tảo mộ

Tảo mộ đúng cách và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của việc tảo mộ | Tin tức mới  nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Việc đầu tiên khi ra tới nghĩa trang người đại diện trong gia đình phải đặt lễ, dâng hương thắp nhang cúng khấn các quan thần linh cai quản tại miếu thờ, để xin phép các Ngài cho vào thăm sửa mộ phần và mời đón các vong linh gia tiên về nhà ăn Tết.

Khi ra tới mộ phần, người lớn tuổi lo việc dâng hương cúng khấn tổ tiên, các con cháu thì cùng nhau lo dọn dẹp lau chùi sạch sẽ, cắt tỉa cây hoa cho phong khoang, thoáng đãng, nếu cây chết, hỏng thì trồng thêm cây mới. Với mộ đất thì nhổ cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, đắp thêm đất vào nấm cho đầy đặn, lau bia mộ, chỉnh trang dọn dẹp gọn gàng xung quanh.

Đặc biệt nếu thấy phần mộ có những dấu hiệu bất thường như bị trũng thấp, hở trống, vô cớ nứt nẻ, bát hương vỡ nứt….thì con cháu trong nhà cần nghĩ đến việc cải tạo lại sớm nhất có thể. Bởi theo phong thủy đây là các dấu hiệu động mồ động mả sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho người thân nơi dương thế.

Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì? - Phong tục tảo mộ ngày Tết của người Việt

Sắm lễ tảo mộ

Sắm lễ tảo mộ cuối năm gồm có 2 lễ, một lễ để cảm tạ thần linh, thổ địa cai quản nghĩa trang, một lễ còn lại chia đều cho các mộ phần của gia tiên trong gia đình.

*Lễ tạ thần linh, thổ địa cai quản nơi an táng mộ phần.

Với những gia đình có điều kiện có thể dâng lên một mâm cỗ lớn trong đó có xôi gà hoặc xôi giò. Còn thông thường người dân dâng cúng thanh bông, hoa quả, tiền vàng , người chu đáo thì chuẩn bị thêm 1 đĩa nhỏ có gạo và muối (lễ vật không thể thiếu trong mỗi lễ cúng)  với hàm ý tỏ bày lòng biết ơn đến các Quan đã cho vong linh của gia đình cư trú tại đất này để có thể dễ dàng “ đi đi về về” phù hộ độ trì cho con cháu nơi dương thế.

*Lễ tạ phần mộ gia tiên

Việc sắm lễ tạ mộ gia tiên lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Những lễ vật cơ bản là giống nhau, ngoài một số đồ lễ có tính đặc trưng riêng, quan trọng nhất vẫn là sự chu đáo thành tâm của gia chủ. Thông thường lễ cúng gia tiên gồm : hương nhang thảo mộc, tiền lễ, vàng mã để vong linh làm lộ phí, quần áo mã, hoa tươi, quả chín, bánh kẹo, trầu cau, trà, rượu, thuốc lá, nước trắng và nến đỏ…

Lưu ý 8 điều quan trọng khi đi dâng hương nhang tảo mộ
  • Không được quên việc cúng các quan Thần Linh trong khu vực.
  • Tránh đi cúng lễ một mình tại các nơi hẻo lánh.
  • Không đi tảo mộ khi trời đã gần tối để tránh nhiễm âm khí.
  • Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong chu kì kinh nguyệt thì không nên đi, để tránh nhiễm lạnh hoặc khí độc tại nghĩa trang.
  • Không chụp ảnh, nô đùa , dẫm đạp nên các phần mộ của người khác.
  • Tránh làm lễ cúng quá linh đình
  • Không được phép có thái độ cợt nhả, bất kính khi đi tảo mộ
  • Sau khi tảo mộ trở về nhà nên tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, tốt nhất là tắm nước gừng hoặc nước lá mùi để xua hơi lạnh, đuổi âm khí.